logo_csn.200

Mạng xã hội đối với trẻ nhỏ - nỗi lo không chỉ riêng ai

Cô Sơn Nữ Travel - Từ học tập đến giải trí, trẻ em thời 4.0 đều có thể thực hiện trên các thiết bị điện tử có kết nối Internet như: Tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay... Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết cách quản lý, sàng lọc thông tin mà trẻ nhỏ tiếp cận trên các nền tảng ấy.

Những mạng xã hội với hàng triệu người tham gia vô tình tạo nên một rạp chiếu bóng hỗn độn, nơi có các khán giả nhí thu nạp thông tin, bắt chước theo những video có yếu tố ghê rợn, bạo lực được đăng tải trên các mạng xã hội lớn. “Con muốn xem iu thúp/Con muốn xem TikTok cơ”. Chỉ cần để con chịu ăn, ngoan ngoãn không la hét, không ít các bậc phụ huynh đành chiều theo sở thích của con. Hành động này vô tình tạo nên những thói quen xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ.

day-con-3

Bé vừa xem điện thoại vừa ăn cơm

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Khoa - Trưởng Khoa Thần kinh - Tâm thần, Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang, trẻ em nói chung đặc biệt lứa tuổi thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển, chịu tác động lớn bởi môi trường sống và thói quen sống hàng ngày. Từ đó, sẽ góp phần hình thành thói quen và nhân cách của trẻ. Tất cả các video, hình ảnh, nội dung độc hại trên các clip theo cơ chế này, các em thuộc tuýp thần kinh trung bình, yếu, dễ dàng bị căng thẳng, lo âu khiến khả năng học tập bị giảm sút. Những em ở trong lứa tuổi thanh thiếu niên sẽ bị thất bại trong học tập, nếu tiếp xúc quá nhiều với mạng xã hội, game, trào lưu bạo lực rất dễ bị thu hút gây ảnh hưởng đến tính cách của trẻ như: Thích gây gổ, tạo xung đột với những người xung quanh, thậm chí gần nhất là gia đình, bạn bè.

Hình ảnh quen thuộc trong các gia đình hiện nay.

Sử dụng mạng xã hội nói chung hay các thiết bị điện tử có kết nối Internet nói riêng với tần suất lớn khiến trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh như: Thị lực kém và các bệnh về mắt. Trẻ thường xuyên nhìn vào màn hình, kề sát mắt vào màn hình, bức xạ từ các thiết bị sẽ tác động trực tiếp đến thị giác vốn đã yếu ớt của trẻ. Ngoài ra các video, clip có nội dung xấu sẽ khiến trẻ chậm phát triển, kém thông minh và hạn chế khả năng giao tiếp, khả năng cầm nắm điện thoại, trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng học tập. Nặng hơn, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần. Bởi tất cả thời gian sử dụng Smartphone, máy tính bảng là yếu tố tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm, lo âu, rối loạn phản ứng gắn bó, thiếu tập trung, rối loạn tâm thần.

Chỉ cần mở YouTube, gõ vài từ khóa, trước mắt trẻ hiện ra vô vàn video gợi ý với nội dung tương tự từ khóa tìm kiếm, nhưng không phải video nào cũng lành mạnh. Các em thậm chí còn thao tác thuần thục hơn người lớn trong tìm kiếm. Đi đôi với đó là khả năng ghi nhớ đều rất tuyệt vời. Chỉ có điều là trí thông minh đang được vận dụng sai cách.

unnamed_2

Các bé không chơi cùng nhau

Sự nở rộ của các kênh mạng xã hội với nguồn thông tin phong phú khiến những đứa trẻ tò mò, thích thú khám phá. Xem như thế nào, xem bao nhiêu thì đủ là điều mà các phụ huynh cần lưu tâm và tham khảo từ các chuyên gia tư vấn tâm lý và sức khỏe. Yêu con là cùng con học và trải nghiệm, để mỗi trẻ em có một tuổi thơ ý nghĩa như bố mẹ các em đã từng có.

Theo báo Tuyên Quang

Cô Sơn nữ Travel luôn mang lại trải nghiệm mới khác biệt trong mỗi hành trình!

》Mọi chi tiết thắc mắc về hành trình đi vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TM & DL CÔ SƠN NỮ

►Websitehttps://cosonnu.com/

HOTLINE: 0828288328

Email: Dulichcosonnu@gmail.com

Địa chỉ Văn phòng: 154 Nguyễn Trãi, Tân Quang, Tp Tuyên Quang

Nền tảng mạng xã hội:

Facebookhttps://www.facebook.com/Dulichvavemaybayuytin

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCuYsT8f7JB3tXKkuLUD_dCw

logo_csn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH CÔ SƠN NỮ

Địa chỉ: SN 02 Nguyễn Thị Minh Khai, tổ 12, phường Minh Xuân, TP Tuyên Quang


Điện thoại: 0828288328 - 0328537966
Gmail: dulichcosonnu@gmail.com

Số GPKD: 5000869582 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tuyên Quang cấp ngày 25/09/2019

     

dang-ky-bo-cong-thuong-csn