logo_csn.200

Du lịch tâm linh

Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng dịp đầu năm mới, cứ đến là rước tiền về!

Du lịch tâm linh đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa của của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền từ ngàn đời nay. Và đây cũng là mảnh ghép để ngày Tết Nguyên Đán thêm vẹn tròn. Không chỉ đảnh lễ, chiêm bái, cầu bình an cho gia đạo mà bạn sẽ thấy tâm hồn mình thanh tịnh nơi Phật môn.

 
Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng dịp đầu năm mới

Nếu gia đình bạn chưa biết đi đâu, hãy xem ngay gợi ý về những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng dịp đầu năm mới, cứ đến là rước tiền về dưới đây:

 

. Chùa Hương, Hà Nội

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp.

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam

Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy.

Những ngày đầu xuân, du khách hành hương đến chùa Hương sẽ có dịp được lênh đênh trên những con đò thưởng ngoạn cảnh sắc dòng suối Yến hiền hòa, thơ mộng. Sau đó là trải nghiệm cáp treo hoặc lựa chọn leo bộ lên theo đường núi. Những thắng cảnh chùa chiền cổ kính, u tịch sẽ dần hiện ra, hòa hợp giữa thiên nhiên núi rừng, mây trời tạo nên cảnh tượng hết sức ngoạn mục.

Những ngày đầu xuân, du khách hành hương đến chùa Hương sẽ có dịp được lênh đênh trên những con đò thưởng ngoạn cảnh sắc dòng suối Yến hiền hòa, thơ mộng.

Hội chùa Hương diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm và kéo dài đến tháng 3 âm lịch. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

2. Đền Trần, Nam Định

Đền Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Ngôi Đền này được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ 15. Nơi đây bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là Đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa.

Đền Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần.

Ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm, thành phố Nam Định lại tổ chức lễ khai ấn đền Trần. Theo quan niệm, nếu bạn may mắn xin được dấu ấn của đền thì năm mới sẽ gặp nhiều thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.

Ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm, thành phố Nam Định lại tổ chức lễ khai ấn đền Trần.

Tương truyền, Ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 – 24h của ngày 14 tháng Giêng. Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy. Ngoài xin ấn, dâng hương, khách đến đền ngày khai hội còn được trải nghiệm các hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo như chọi gà, diễn võ, hát văn…

3. Phủ Tây Hồ, Hà Nội

Phủ Tây Hồ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, cách trung tâm thủ đô khoảng 4km về phía Tây. Phủ thờ Bà chúa Liễu Hạnh, đây là một trong những địa điểm nổi tiếng linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội.

Phủ Tây Hồ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, cách trung tâm thủ đô khoảng 4km về phía Tây.
Phủ thờ Bà chúa Liễu Hạnh, đây là một trong những địa điểm nổi tiếng linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội.

Đến Phủ Tây Hồ những ngày đầu năm, bạn vừa có thể cầu phúc, cầu tài lộc kết hợp tham quan, du lịch. Từ Phủ Tây Hồ trông ra bạn có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp hữu tình của non nước mênh mông. Trước cổng Phủ là sân lộng gió, cây cổ thụ rợp bóng mát càng khiến cho không gian tại đây thêm thanh tịnh.

  • 4. Núi Yên Tử, Quảng Ninh

Ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068m, thuộc huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

 

Dưới thời vua Trần Nhân Tông vào khoảng thế kỷ XIII nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Không chỉ nổi tiếng là một vùng đất linh thiêng, Yên Tử còn là một danh thắng đẹp được các du khách trong và ngoài nước yêu thích. Hàng năm, Hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng âm lịch và kéo dài tới tháng 3. Đây cũng là thời điểm du khách đổ về đây đông đúc nhất để cầu tài lộc.

Không chỉ nổi tiếng là một vùng đất linh thiêng, Yên Tử còn là một danh thắng đẹp được các du khách trong và ngoài nước yêu thích.
  • 5. Chùa Bái Đính, Ninh Bình

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như: chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Đây cũng là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam.

Những điểm du lịch tâm linh miền Bắc đầu năm dịp lễ Tết
Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km.

Chùa Bái Đính nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An. Bên cạnh thăm quan, vãn cảnh chùa đầy ấn tượng, du khách cũng đổ về đây dịp đầu năm để cầu bình an và tài lộc.

Chùa Bái Đính nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.
6. Đền Bắc Lệ, Lạng Sơn

Đền Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, là nơi linh thiêng có tiếng thờ bà chúa Thượng Ngàn. Đây là một trong hai ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng nhất tại miền Bắc. Cách thị trấn Hữu Lũng khoảng 10km, đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi.

Đền Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, là nơi linh thiêng có tiếng thờ bà chúa Thượng Ngàn.

Cũng giống như bất cứ ngôi đền thờ Mẫu nào, đền Bắc Lệ thờ Công đồng tứ phủ và các Chư Linh ở bốn miền vũ trụ. Tuy nhiên, đền Bắc Lệ này gần gũi với tín ngưỡng dân gian từ xa xưa, thân thiện với người dân bản địa bởi gắn liền với văn hóa địa phương. Đây là ngôi đền không thể bỏ qua với những người còn độc thân hay muốn cầu hạnh phúc gia đình. Người dân xứ Lạng luôn tin rằng đây là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất để cầu tình duyên ở Việt Nam.

Người dân xứ Lạng luôn tin rằng đây là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất để cầu tình duyên ở Việt Nam.
 

7. Chùa Hà, Hà Nội

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình – Chùa Hà nằm trên mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Đến đây không chỉ có những người đang cô đơn, lẻ bóng, những người không may trong chuyện gia đình, mà còn cả những đôi bạn trẻ đến để cầu mong cho chuyện tình cảm tốt đẹp hơn.

Chùa Hà nằm trên mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Đến đây không chỉ có những người đang cô đơn, lẻ bóng, những người không may trong chuyện gia đình, mà còn cả những đôi bạn trẻ đến để cầu mong cho chuyện tình cảm tốt đẹp hơn. Bên cạnh việc khấn cầu tâm linh, du khách còn có cơ hội ngắm nhìn vẻ đẹp truyền thống của một ngôi chùa cổ kính mang nhiều những giá trị lịch sử dân tộc.

Du khách tới đây còn có cơ hội ngắm nhìn vẻ đẹp truyền thống của một ngôi chùa cổ kính mang nhiều những giá trị lịch sử dân tộc.

Chùa có công viên rộng với ghế đá để khách ghé thăm dừng chân nghỉ ngơi, nhắm mắt lại bạn sẽ tìm được cảm giác thanh tịnh tuyệt đối, đối lập hẳn với mọi sự ồn áo của phố xá Hà Nội phía bên ngoài.

8. Đền Bảo Hà thờ Thần vệ quốc Hoàng Bảy

Đền Bảo Hà thuộc huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 70 km ngụ dưới chân đồi Cấm, soi bóng xuống dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa. Ngôi đền linh thiêng giữa miền Tây Bắc điệp trùng thu hút bao người về đây cầu tài cầu lộc.

Với phong cảnh hữu tình và mang nhiều giá trị lịch sử nơi đây từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách. Tương truyền rằng, dù có đi đâu nhưng cầu tài cầu lộc thì phải tới viếng thăm đền ông Hoàng Bảy thần vệ quốc, đánh giặc và bảo vệ biên cương.

Hành trình lên miền Tây Bắc, làm lễ dâng hương tại đền Bảo Hà thờ Thần vệ quốc Hoàng Bảy, lễ Đền Cô Tân An – thờ bà Nguyễn Hoàng Bà Xa

9. Đền Bà Chúa Kho, nữ Thánh cai quản kho lương

Nằm ngay cạnh Hà Nội thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh, đền Bà Chúa Kho là điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc được rất nhiều người hướng về đặc biệt là giới kinh doanh buôn bán.

Nằm ngay cạnh Hà Nội thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh, đền Bà Chúa Kho là điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc được rất nhiều người hướng về đặc biệt là giới kinh doanh buôn bán.

Tương truyền, ngôi đền cổ kính ấy rất linh, người làm ăn đầu năm đến đây “mượn vốn” với mong muốn làm ăn phát đạt, vốn liếng cả năm sung túc, dồi dào. Đến cuối năm, ai vay thì lại về đây đi trả, vừa là tạ ơn Bà Chúa đã phù hộ cho một năm kinh doanh thuận lợi vừa là “trả vốn” cầu may.

Đâu cần vào ngày khai hội 14 tháng Giêng âm lịch, ngôi đền thờ vị nữ Thánh cai quản kho lương ấy khi nào cũng có có người tới viếng thăm.
Những ngày Tết đến xuân về nơi đây chẳng những đón tiếp giới kinh doanh mà còn có vô vàn tín đồ khác, họ không đến “vay vốn” Bà Chúa Kho mà tới “xin lộc rơi lộc vãi”, cầu cho sức khỏe và bình an.

logo_csn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH CÔ SƠN NỮ

Địa chỉ: SN 02 Nguyễn Thị Minh Khai, tổ 12, phường Minh Xuân, TP Tuyên Quang


Điện thoại: 0828288328 - 0328537966
Gmail: dulichcosonnu@gmail.com

Số GPKD: 5000869582 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tuyên Quang cấp ngày 25/09/2019

     

dang-ky-bo-cong-thuong-csn